LỊCH SỬ, TƯƠNG LAI – CACAO NGON VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1: THỰC DÂN PHÁP VÀ SỰ THẤT BẠI TRONG VIỆC TRUYỀN BÁ CACAO

Những người truyền giáo và danh nhân nước Pháp đã mang cacao đến Việt Nam vào thế kỷ 19.

Tiến sĩ Alexandre Yersin nổi tiếng được cho là đã thử nghiệm tại trại cacao Việt Nam.

Có thể nói rằng Yersin đã không thực sự thành công trong lĩnh vực này, hoặc ít nhất các ghi chép đều đã thất lạc.

Nhưng chúng tôi cũng biết chắc chắn rằng một nhà truyền giáo, Đức Cha Gernot. Người đã thử nghiệm trồng cây cacao tại Bến Tre vào cuối những năm 1800.

Đầu thế kỷ 20, một vị Trung tướng phụ trách khu vực đã bãi bỏ trợ cấp cho nông dân trồng cacao chỉ sau 17 năm.

“Việc khuyến khích lan rộng văn hoá trồng cacao có vẻ vô nghĩa và chẳng mang lại lợi ích nào cả”. Trích lời vị Trung tướng này trong một nghị định ký ngày 24 tháng 1 năm 1907.

Chỉ còn một số ít cây là được lưu lại tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên trái cacao chỉ được dùng để ăn tươi.

Không có nguồn vốn đầu tư hoặc bí quyết nuôi trồng hiệu quả, cacao thời Pháp thuộc vẫn luôn chỉ là loại cây trồng thứ yếu.

GIAI ĐOẠN 2: CACAO THỜI LIÊN BANG XÔ VIẾT

Giai đoạn 2 của lịch sử cacao tại Việt Nam diễn ra trong thời điểm ảm đạm của những năm 1980. Khi nền kinh tế Việt Nam phải dựa vào các giao dịch thương mại vốn ít ỏi với chính quyền Liên Xô và một vài quốc gia Đông Âu khác. Các chuyên gia sản xuất sô cô la của Liên Xô và Cuba cũng tiến hành hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp này. Nhưng đúng lúc đó Bức tường Berlin sụp đổ, kéo theo đó là sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Không ai còn muốn mua cacao tại Việt Nam nữa.

Một lần nữa, cây cacao Việt Nam lại không có nguồn tiêu thụ. Người nông dân lại phải cắt bỏ để trồng loại cây khác phù hợp hơn với thời thế.

GIAi ĐOẠN 3: THỜI KỲ PHỤC HƯNG CACAO CỦA VIỆT NAM

Vào giai đoạn sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Sau khi kết thúc lệnh cấm vận của Mỹ, các thương nhân hàng hóa quốc tế, tổ chức phi chính phủ và chương trình phát triển nước ngoài (điển hình là Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID). Đã xem Việt Nam là điểm đến tiếp theo trên bản đồ sô cô la quốc tế khi nhu cầu ngày một tăng cao.

Có thể kể đến thị trường Trung Quốc khi thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng. Cùng với nhu cầu dành cho đồ ngọt nói chung. Các nhà sản xuất sô cô la công nghiệp lớn nhất thế giới (như MARS), theo đó đã tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách nhập nguồn cacao đầu vào từ Việt Nam.

Các học giả như Tiến sĩ Phước của trường đại học Nông Lâm đã góp phần xây dựng các chương trình khuyến khích trồng cacao tại các nông trại nhỏ rải rác khắp các tỉnh phía Nam.

“Cây cacao đã có thời lan rộng với tốc độ chóng mặt.”

Mục tiêu hàng đầu lúc đó là sản lượng khi chính phủ tìm mọi phương án nhằm giảm thiểu rủi ro. Cột mốc kỷ lục 5000 tấn cao nhất vào năm 2010. Sau đó giảm mạnh khi người nông dân chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận trước mắt cao hơn như hồ tiêu hoặc bưởi.

Cũng trong thời gian đó, một số chủ nông trại giàu kinh nghiệm lại xem cacao như là một giải pháp ổn định. Chúng có thể mang lại lợi nhuận cao hơn trong lâu dài.

Tuy nhiên, trong thời gian đó, nhiều nông dân cao tuổi của đất nước đã xem cacao là giải pháp thay thế ổn định và đầy hứa hẹn. Họ có thể trồng xen cây bụi với dừa và các nông sản không đòi hỏi chăm sóc nhiều. Họ cũng có thể kiếm thêm tiền bằng cách thu hoạch, lên men và sấy hạt của riêng mình.

VẬY TƯƠNG LAI CACAO SẼ RA SAO?

Việc canh tác cacao đã và đang được tiến hành một cách từ từ, thận trọng tại các tỉnh thành. Rằng trước đây loài cây này đã trải qua không thiếu những thăng trầm.

Và thử thách là điều không thể tránh khỏi.

Biến đổi khí hậu đã hạn chế nguồn cung cấp nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạo ra các chu kỳ hạn hán và bão khắc nghiệt ở vùng cao nguyên. Hiện tại chúng tôi đang thử nghiệm loại cây trồng có tác động thấp và bền vững tại vùng núi.

(Theo: Marou Chocolate)

CACAO NGON ĐẮK LẮK

LỊCH SỬ CACAO NGON ĐẮK LẮK

Ở Đắk Lắk, cây cacao được người Pháp trồng thử lần đầu ở Buôn Hồ, nhưng vì nhiều lý do mà cacao không thể phát triển được. Năm 1987, phong trào trồng cacao được phát động, diện tích trồng ca cao của tỉnh từng đạt khoảng 1.000 ha.

Tuy nhiên, trước những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường thế giới, cây cacao đã dần bị chặt bỏ. Đến năm 1999, trong khuôn khổ chương trình phát triển cacao của Quỹ Cacao thế giới và DANIDA (hợp tác với Trường Đại học Nông Lâm (AFU). Các mô hình cacao đã được hình thành tại Đức Lập, Đăk Min, Krông Bông, Cư M’nga, Ma Drak, Krông Nô, Ea Kar và huyện Lak. Giống cacao được trồng trong thời kỳ này chủ yếu là giống lai nhập từ Malaysia. Cacao được trồng độc canh với cây che bóng tạm thời như chuối hoa vàng.

Cacao ngon đang chín

Năm 2002, tỉnh Đắk Lắk (trong đó có Đắk Nông) quyết định phê duyệt dự án quy hoạch vùng phát triển cây cacao trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 là 10.000 ha (Đắk Lắk là 6.000 ha). Các huyện được quy hoạch phát triển cacao của tỉnh Đắk Lắk là Ea Kar, Ma Đ’răk, Krông Bông, Krông Năng, Ea H’leo và huyện Lắk.

Cacao ngon thu hoạch

Dù có nhiều cố gắng nhưng đến năm 2010, diện tích cacao của tỉnh mới đạt 1.935 ha, đạt xấp xỉ 1/3 kế hoạch. Những trở ngại chính đối với sự phát triển cacao được xác định là:

  • Cacao là cây trồng mới, chưa cho thấy hiệu quả vượt trội so với các loại cây trồng khác;
  • Không có bộ giống đảm bảo chất lượng;
  • Dự án chỉ triển khai ở các huyện nghèo, nông dân thiếu vốn đầu tư;
  • Thiếu chính sách hỗ trợ nông dân, nhất là chính sách hỗ trợ vốn;
  • Chưa chú trọng lồng ghép kế hoạch phát triển cacao ngon với các chương trình, dự án của Nhà nước.

Hiện nay, có gần 450 hộ tham gia sản xuất cacao theo tiêu chuẩn thương mại công bằng tại 3 HTX, với diện tích trên 500 ha, sản lượng khoảng 500 tấn hạt khô lên men. Trong đó, Đắk Lắk có 2 HTX với diện tích Hơn 400 ha. Sản phẩm của họ đã được tổ chức Fairtrade quốc tế FLO chứng nhận đạt tiêu chuẩn Fairtrade.

(Theo: isee.org.vn)

CACAO NGON LÂM ĐỒNG

LỊCH SỬ CACAO NGON LÂM ĐỒNG

Nằm ở vùng đất khá thuận lợi về thổ nhưỡng, diện tích và độ cao trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Nhưng hàng chục năm nay, các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai vẫn nghèo nàn về các loài cây công nghiệp. Chỉ có huyện Đạ Huoai là địa bàn hình thành vùng chuyên canh điều phổ biến ở nhiều xã, cây ăn quả khá tập trung. Trong khi định hướng này còn khá mờ nhạt ở 2 huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên.

Cho đến tháng 2 năm 2009, tỉnh Lâm Đồng đã nhận được dự án ‘Phát triển sản xuất cacao bền vững trong nông dân’ tại ba huyện này. Do Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp Hoa Kỳ (ACDI/VOCA) tài trợ. Dự án này được coi là bước khởi đầu, mở đầu cho sự ra đời của cây cacao, một giống cây công nghiệp tiềm năng vào khu vực phía Nam của tỉnh.

Nông dân với cây cacao ngon

Khi bắt đầu dự án, cả 3 huyện chỉ có hơn 119 ha cacao trồng xen điều và các loại cây ăn quả khác. Nhưng đến năm 2011 ở Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai đã có hơn 1.200 ha cacao. Bước đầu, nhiều nông dân trồng cacao ở các huyện này đã quen với kỹ thuật canh tác và có thu nhập từ cacao.

Đáng mừng là cây cacao đã tỏ ra phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở các vùng núi phía Nam tỉnh Lâm Đồng. Tại các huyện này, đã thành lập được 21 câu lạc bộ, thu hút 826 hộ nông dân tham gia. Hoạt động chính là tiếp cận kỹ thuật và trực tiếp thâm canh cacao, hơn 60% số nông dân này là người dân tộc Cơ Ho, Mạ.

Tuy nhiên, diện tích cacao trên địa bàn tỉnh đã giảm mạnh, theo thống kê năm 2019 chỉ còn vài trăm ha. Nguyên nhân khiến diện tích cacao giảm đáng kể bao gồm các vấn đề như:

  • Động lực về giá cacao ngon không cao,
  • Lựa chọn khu vực trồng trọt không phù hợp,
  • Hạn chế trong kỹ thuật trồng trọt,
  • Hạn chế từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước,
  • Và các vấn đề về biến đổi khí hậu.

(Theo: isee.org.vn)

Lên men & phơi khô hạt cacao | Qúa trình chuẩn bị

Thu hoạch cacao | Quá trình vui vẻ

Cacao ngon Việt Nam | Lịch sử & tương lai

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *