LỊCH SỬ, TƯƠNG LAI – CACAO NGON VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1: THỰC DÂN PHÁP VÀ SỰ THẤT BẠI TRONG VIỆC TRUYỀN BÁ CACAO

Những người truyền giáo và danh nhân nước Pháp đã mang cacao đến Việt Nam vào thế kỷ 19.

Tiến sĩ Alexandre Yersin nổi tiếng được cho là đã thử nghiệm tại trại cacao Việt Nam.

Có thể nói rằng Yersin đã không thực sự thành công trong lĩnh vực này, hoặc ít nhất các ghi chép đều đã thất lạc.

Nhưng chúng tôi cũng biết chắc chắn rằng một nhà truyền giáo, Đức Cha Gernot. Người đã thử nghiệm trồng cây cacao tại Bến Tre vào cuối những năm 1800.

Đầu thế kỷ 20, một vị Trung tướng phụ trách khu vực đã bãi bỏ trợ cấp cho nông dân trồng cacao chỉ sau 17 năm.

“Việc khuyến khích lan rộng văn hoá trồng cacao có vẻ vô nghĩa và chẳng mang lại lợi ích nào cả”. Trích lời vị Trung tướng này trong một nghị định ký ngày 24 tháng 1 năm 1907.

Chỉ còn một số ít cây là được lưu lại tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên trái cacao chỉ được dùng để ăn tươi.

Không có nguồn vốn đầu tư hoặc bí quyết nuôi trồng hiệu quả, cacao thời Pháp thuộc vẫn luôn chỉ là loại cây trồng thứ yếu.

GIAI ĐOẠN 2: CACAO THỜI LIÊN BANG XÔ VIẾT

Giai đoạn 2 của lịch sử cacao tại Việt Nam diễn ra trong thời điểm ảm đạm của những năm 1980. Khi nền kinh tế Việt Nam phải dựa vào các giao dịch thương mại vốn ít ỏi với chính quyền Liên Xô và một vài quốc gia Đông Âu khác. Các chuyên gia sản xuất sô cô la của Liên Xô và Cuba cũng tiến hành hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp này. Nhưng đúng lúc đó Bức tường Berlin sụp đổ, kéo theo đó là sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Không ai còn muốn mua cacao tại Việt Nam nữa.

Một lần nữa, cây cacao Việt Nam lại không có nguồn tiêu thụ. Người nông dân lại phải cắt bỏ để trồng loại cây khác phù hợp hơn với thời thế.

GIAi ĐOẠN 3: THỜI KỲ PHỤC HƯNG CACAO CỦA VIỆT NAM

Vào giai đoạn sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Sau khi kết thúc lệnh cấm vận của Mỹ, các thương nhân hàng hóa quốc tế, tổ chức phi chính phủ và chương trình phát triển nước ngoài (điển hình là Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID). Đã xem Việt Nam là điểm đến tiếp theo trên bản đồ sô cô la quốc tế khi nhu cầu ngày một tăng cao.

Có thể kể đến thị trường Trung Quốc khi thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng. Cùng với nhu cầu dành cho đồ ngọt nói chung. Các nhà sản xuất sô cô la công nghiệp lớn nhất thế giới (như MARS), theo đó đã tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách nhập nguồn cacao đầu vào từ Việt Nam.

Các học giả như Tiến sĩ Phước của trường đại học Nông Lâm đã góp phần xây dựng các chương trình khuyến khích trồng cacao tại các nông trại nhỏ rải rác khắp các tỉnh phía Nam.

“Cây cacao đã có thời lan rộng với tốc độ chóng mặt.”

Mục tiêu hàng đầu lúc đó là sản lượng khi chính phủ tìm mọi phương án nhằm giảm thiểu rủi ro. Cột mốc kỷ lục 5000 tấn cao nhất vào năm 2010. Sau đó giảm mạnh khi người nông dân chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận trước mắt cao hơn như hồ tiêu hoặc bưởi.

Cũng trong thời gian đó, một số chủ nông trại giàu kinh nghiệm lại xem cacao như là một giải pháp ổn định. Chúng có thể mang lại lợi nhuận cao hơn trong lâu dài.

Tuy nhiên, trong thời gian đó, nhiều nông dân cao tuổi của đất nước đã xem cacao là giải pháp thay thế ổn định và đầy hứa hẹn. Họ có thể trồng xen cây bụi với dừa và các nông sản không đòi hỏi chăm sóc nhiều. Họ cũng có thể kiếm thêm tiền bằng cách thu hoạch, lên men và sấy hạt của riêng mình.

VẬY TƯƠNG LAI CACAO SẼ RA SAO?

Việc canh tác cacao đã và đang được tiến hành một cách từ từ, thận trọng tại các tỉnh thành. Rằng trước đây loài cây này đã trải qua không thiếu những thăng trầm.

Và thử thách là điều không thể tránh khỏi.

Biến đổi khí hậu đã hạn chế nguồn cung cấp nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạo ra các chu kỳ hạn hán và bão khắc nghiệt ở vùng cao nguyên. Hiện tại chúng tôi đang thử nghiệm loại cây trồng có tác động thấp và bền vững tại vùng núi.

(Theo: Marou Chocolate)